Công chứng là gì?

  09/04/2016

Khi làm giấy tờ tranh chấp đất đai hay bất cứ các loại giấy tờ nào có lẽ khái niệm công chứng giấy tờ không còn là khái niệm xa lạ. Nhưng hiểu được nó không phải là điều dễ dàng. Văn phòng công chứng Năm Châu xin được tư vấn kiến thức pháp luật về khái niệm công chứng như sau:

Khái niệm công chứng

Theo Điều 2 Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thì Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Và theo Điều 7, công chứng viên phải là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, được bổ nhiệm và có chứng chỉ hành nghề.

Hình thức tổ chức hành nghề công chứng

Công chứng được thực hiện dưới 2 hình thức tổ chức hành nghề là phòng công chứng và văn phòng công chứng.

Điều 24. Phòng công chứng

  1. Phòng công chứng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
  2. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng Phòng công chứng phải là công chứng viên và do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Chính phủ quy định chế độ tài chính, con dấu của Phòng công chứng.

  1. Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.

Điều 26. Văn phòng công chứng

  1. Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập.

Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.

Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên.

  1. Văn phòng công chứng có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ kinh phí đóng góp của công chứng viên, phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

Chính phủ quy định con dấu của Văn phòng công chứng.

  1. Tên gọi của Văn phòng công chứng do công chứng viên lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc”.
Bình luận

Tin tức mới

Đăng ký nhận thông báo bán Đấu giá qua Email

Vui lòng để lại thông tin cho chúng tôi.

Fanpage