Những vấn đề cần biết về khởi kiện vụ án dân sự

  09/04/2016

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các mối quan hệ trong xã hội dần trở nên phức tạp hơn và những tranh chấp là điều rất dễ xảy ra giữa các cá nhân cũng như tổ chức. Khi đó, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các văn phòng luật sư là điều cần thiết nhằm tìm hướng giải quyết cho những vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Và vấn đề đầu tiên mà mỗi người cần tìm hiểu là những kiến thức về khởi kiện vụ án dân sự. Bài viết sẽ cung cấp cho độc giả đầy đủ những thông tin cần biết về lĩnh vực này giúp mỗi người có thêm những hiểu biết cơ bản nhất những quy định liên quan.

1.Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự

– Quyền khởi kiện: Quyền khởi kiện được chia ra làm hai nhóm:

+ Khởi kiện để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của chính mình.

+ Khởi kiện để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người khác.

– Năng lực tố tụng hành vi dân sự: Đó là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự. Có hai nhóm năng lực hành vi tham gia tố tụng:

+ Đối với cơ quan, tổ chức: Người đại diện theo pháp luật là người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng, người đại diện theo pháp luật có thể ủy quyền cho người khác có đủ điều kiện để tham gia tố tụng.

+ Đối với cá nhân: Được phân chia thành các trường hợp: Đủ 18 tuổi trở lên, Người dưới 15 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự, Người tử đủ 15 tuổi – chưa đủ 18 tuổi, Trường hợp cá biệt.

2.Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

Đây là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được chia làm 2 loại:

– Áp dụng thời hiệu khởi kiện: Đối với tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện thì áp dụng thời hiệu khởi kiện được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đó.

– Không áp dụng thời hiệu khởi kiện: Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản là tranh chấp ai có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó; Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất đó; Tranh chấp về yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước; Tranh chấp về yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm.

3.Thẩm quyền giải quyết

Các xác định thẩm quyền giải quyết phụ thuộc vào các yếu tố:

– Thẩm quyền chung

– Thẩm quyền theo cấp

– Thẩm quyền theo lãnh thổ

– Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

4.Một số vấn đề khác:

– Án phí.

– Hồ sơ khởi kiện.

– Nộp đơn khởi kiện.

Việc nắm rõ các kiến thức về khởi kiện vụ án dân sự sẽ giúp người khởi kiện có thể nhanh chóng chuẩn bị các thủ tục và quy trình cần thiết giúp vấn đề khởi kiện được thực hiện thuận lợi hơn. Tuy nhiên nếu người khởi kiện chưa nắm chắc các thủ tục hồ sơ thì nên tham khảo tư vấn pháp luật của hội luật sư giỏi, uy tín tại Việt Nam.

Bình luận

Tin tức mới

Đăng ký nhận thông báo bán Đấu giá qua Email

Vui lòng để lại thông tin cho chúng tôi.

Fanpage